What I read - Napoleon cover image

What I read - Napoleon

Khanh Nguyen • March 19, 2019

books

Hôm nay tự nhiên nghe bài Cát bụi của Trịnh Công Sơn, mình lại nhớ đến quyển sách mình mới đọc hồi đầu năm, về một thần tượng của mình từ nhỏ đến giờ đó là Napoleon

Trước giờ mình toàn đọc về Napoleon thông qua các quyển sách kiểu tuyển tập, hay Thập đại tùng thư chưa bao giờ đọc một quyển kiểu về cuộc đời, như thế này (đa phần các quyển lịch sử của mình đọc ngày xưa cũng nói vế các sự kiện, mà trong đó con người nhân vật thường không được miêu tả một cách rõ ràng nhất.)

Quyển sách này do tác giả Andrew Roberts một nhà lịch sử người Anh (trớ trêu là ngày xưa người ghét Napoleon nhất lại là người Anh) lại viết về Napoleon, và hơn hết quyển sách này cho thấy một Napoleon rất khác những cuốn trước mà mình đã đọc, nó nhắc đến cuộc đời của Napoleon chứ không phải là Napoleon's Wars hay Campaign.

Ít người biết rằng Napoleon không phải là người Pháp. Khó có thể nói ông thuộc Pháp Quốc, vì đảo Corsica ban đầu thuộc về Italy và tổ tiên của Napoleon cũng có gốc là người Ý chứ không phải nguòi Pháp. Napoleon có một cuộc sống khá nghèo, với ông bố nợ nần, nhưng lại có một người mẹ cực kì tốt, trong cuốn hồi kí còn đề cập đến một câu nói cực kì hữu thú vị, lúc đó Napoleon đã trở thành vua của nước Pháp. Đại để là một lần, khi thấy số tiền mà Napoleon cấp dưỡng cho bà, nhưng bà không dùng đến, Napoleon đã đến và hỏi bà và nhận được câu trả lời: "Ta tiết kiệm số tiền này, vì biết đâu có khi đám con Nữ Hoàng, Hoàng Đế của ta lại sẽ có lúc dùng đến", và lời tiên liệu của bà không sai, vài năm sau bà đã có dịp dùng đến số tiền đó, khi Napoleon bị đày sang đảo Elba.

Napoleon cực kì chăm đọc sách, và sách mà ông đọc là sách lịch sử, về các vị tướng quân, ông cũng đọc các sử thi, anh hùng ca, mình nghĩ chính những sách lịch sử này đã làm dậy lên trong ông tinh thần quốc gia, và yêu nước. Chính vì thế ngay cả khi xin vào học trường sĩ quan pháo binh, ông cũng rất chăm chỉ đọc sách, đến nỗi nhà chỉ có mỗi cái ghế, giường, còn lại là sách. Có thể nói nghịch cảnh từ nhỏ đã tạo cho Napoleon được một đức tính khá có ích là Tiết kiệm nhờ thế mà ở chiến dịch làm nên tên tuổi của mình, ông đã có thể phát huy được nó, và làm cho nên một trận Toulon lịch sử, để đưa ông tiếp cận được với giới quí tộc nước Pháp.

Sau khi tham gia vào giới quí tộc nước Pháp, Napoleon đã gặp được một người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời mình, đó chính là vợ ông Josephine. Josephine là vợ goá của một quí tộc Pháp, mà quí tộc Pháp thì bà nào bà nấy đều có quan hệ ngoài luồng, bà này cũng không ngoại lệ, vậy mà khi đăng quang làm Hoàng đế Pháp, Napoleon vẫn tấn phong bà này làm Hoàng Hậu, thật là khó hiểu !!??? Và có một thói quen khá hay là mỗi lần Napoleon đi chiến dịch xa đều viết thư cho Josephine kể đầy đủ tình hình của ông , dù bà này ở Pháp quốc thì đang ngoại tình với một ông khác ?? : D ?? Nhưng vẫn phải công nhận, Josephine chính là thần May Mắn của Napoleon, sau khi quen biết bà, sự nghiệp của Napoleon đã lên như diều gặp gió, từ một sĩ quan pháo binh cấp thấp, có thể bước vào giới quí tộc Pháp và trở thành Vua của Pháp. Có một điều rất hay là Napoleon là người đã đặt ra chế độ Quân đoàn hay còn gọi là Corps , đây là một chế độ cực kì hiệu quả trong các cuộc chíến khi nó có thể vận dụng ưu thế di chuyển tối đa mà cũng có thể tạo thành nhiều hướng tấn công khi mỗi Quân đoàn có thể xem là một đơn vị tác chiến - hành quân độc lập. Nhờ chế độ này mà Napoleon đã làm gỏi liên quân Nga - Áo trong trận Austerlitz (may mắn là nếu không có Davout dũng cảm chiếm được Pratzen để đưa pháo lên thì chắc người bị dồn xuống hồ là Napoleon)

Cơ mà đó là những gì mình đọc về chiến dịch, mình cũng không định nói quá nhiều. Hãy đề cập về những biến đổi về mặt xã hội của Napoleon

Về mục tiêu cuộc đời, Napoleon làm mọi thứ đều cho Pháp, đơn cử như việc khi đang chinh chiến ở Ai Cập nhưng nghe tin chính phủ quyết định kí hoà đàm cắt lại những lãnh thổ ở Ý mà Napoleon đã giành được, ông lập tức lên tàu trở về châu Âu để làm cho ra lẽ. Napoleon không bao giờ chịu dừng lại, nên việc mang chiến tranh tới nước Nga cũng là bắt đầu cho điểm suy tàn của ông, à mà có lẽ nên nói lại 1 tí về Josephine. Bà này thì đúng là kiểu phụ nữ có tiền mà chồng đi chinh chiến xa, lúc nào cũng có tình nhân vây quanh, nhưng tới lúc Napoleon đòi li dị vì bà không thể đẻ được cho ông đứa con nào, bà đã khóc lóc suốt 2 ngày liền cho tới khi được đưa ra khỏi cung điện Tuileries. Chẳng phải nói, Napoleon cũng đã cắt đi sợi dây liên kết với thần May mắn của mình.

Trong quan hệ với các tướng lĩnh, Napoleon cũng được xem là có số sát hữu khi lần lượt những tướng quân và là bạn thân nhất của ông đều qua đời trên chiến trận :

Nói về vợ thì Napoleon có 2 vợ, một là Josephine và người thứ 2 là bà Marie Louise (Duchess of Parma). Bà vợ đầu thì chững chạc , còn bà vợ 2 thì đúng kiểu là một công chúa, thích được quan tâm và chăm sóc. Có một đoạn trong sách kể khi Napoleon đang tham gia chiến dịch ở Nga, do đường tiếp vận bị cắt đứt nên không thể viết thư về cho Marie, bà này liền hỏi, ”Không biết chàng đã có ai ngoài kia hay sao mà lâu rồi không biên thư cho ta” . Và chẳng mấy chốc sau khi Napoleon bị đày đi Elba, bà ấy đã sa vào vòng tay ái tình của một người khác và chưa bao giờ đến Elba để thăm chồng như lời cuối trong thư đã hứa.

Có một bức tranh mô tả cảnh Napoleon chia tay đội cận vệ của ông, nói chung là mình thấy đội này rất cool và cũng rất là trung thành với Napoleon. Đây là đội quân duy nhất mà có thể phàn nàn về tất cả mọi điều, từ quân trang đến chiến dịch, chỗ cắm trại và thậm chí là cả hoàng đế. Mới nghe thì có vẻ giống vụ kiêu binh của vua Lê chúa Trịnh nhưng đội quân này lại không hề có cách ứng xử như kiêu binh. Họ cực kì tuân thủ kỷ luật, và cực kì trung thành với Napoleon. Đến nỗi khi mà cháu của ông là Louis Napoleon (tức Napoleon đệ tam ) lên, những người lính nằm trong đội cận vệ này đã mặc lại quân phục và tham gia diễu hành. Tất nhiên, cận vệ của Napoleon đệ tam thì thua xa đệ nhất. old-guard

Napoleon sau khi bị đày ra St Helena, sống cuộc đời bình dị, học tiếng Anh, ông không được đọc nhiều về châu Âu cũng như Pháp quốc của mình, nhưng châu Âu thì đã mãi mãi thay đổi, chế độ phong kiến lung lay tận gốc rễ, nền cộng hoà nhen nhóm ở khắp các nơi. Napoleon trút hơi thở cuối cùng ở St Helena lúc 5.5.1821 ( theo nghiên cứu sau này cho thấy ông đã bị nhiễm độc asen) , trước khi chết ông nói câu sau : “Pháp, quân đội, tướng lĩnh, và Josephine” đó là những thứ quan trọng nhất với ông trong cuộc đời, Quốc Gia, Binh Nghiệp và Gia đình.